Tiếp tục trong chuỗi bài viết khóa học lập trình Arduino cơ bản thì trong bài hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng Arduino Uno R3 và Led để làm một ứng dụng đèn giao thông gồm đèn dành cho phương tiện xe và cho người đi bộ. Chương trình khởi động khi nút bấm được nhấn, sử dụng delay(s) để làm khoảng thời gian chờ, một bài học khá đơn giản phù hợp cho những bạn mới nhập môn Arduino để học tập.
Sơ đồ đấu nối
Code ví dụ
/*
Traffic Light
This code copied from the book Beginning-Arduino.
*/
int carRed = 12; //assign the car lights
int carYellow = 11;
int carGreen = 10;
int button = 9; //button pin
int pedRed = 8; //assign the pedestrian lights
int pedGreen = 7;
int crossTime =5000; //time for pedestrian to cross
unsigned long changeTime;//time since button pressed
void setup() {
pinMode(carRed, OUTPUT);
pinMode(carYellow, OUTPUT);
pinMode(carGreen, OUTPUT);
pinMode(pedRed, OUTPUT);
pinMode(pedGreen, OUTPUT);
pinMode(button, INPUT);
digitalWrite(carGreen, HIGH); //turn on the green lights
digitalWrite(pedRed, HIGH);
}
void loop() {
int state = digitalRead(button);
//check if button is pressed and it is over 5 seconds since last button press
if(state == HIGH && (millis() - changeTime)> 5000){
//call the function to change the lights
changeLights();
}
}
void changeLights() {
digitalWrite(carGreen, LOW); //green off
digitalWrite(carYellow, HIGH); //yellow on
delay(2000); //wait 2 seconds
digitalWrite(carYellow, LOW); //yellow off
digitalWrite(carRed, HIGH); //red on
delay(1000); //wait 1 second till its safe
digitalWrite(pedRed, LOW); //ped red off
digitalWrite(pedGreen, HIGH); //ped green on
delay(crossTime); //wait for preset time period
//flash the ped green
for (int x=0; x<10; x++) {
digitalWrite(pedGreen, HIGH);
delay(250);
digitalWrite(pedGreen, LOW);
delay(250);
}
digitalWrite(pedRed, HIGH);//turn ped red on
delay(500);
digitalWrite(carRed, LOW); //red off
digitalWrite(carYellow, HIGH); //yellow on
delay(1000);
digitalWrite(carYellow, LOW); //yellow off
digitalWrite(carGreen, HIGH);
changeTime = millis(); //record the time since last change of lights
//then return to the main program loop
}
Giải thích Code
int carRed = 12; //assign the car lights
int carYellow = 11;
int carGreen = 10;
int button = 9; //button pin
int pedRed = 8; //assign the pedestrian lights
int pedGreen = 7;
int crossTime =5000; //time for pedestrian to cross
unsigned long changeTime;//time since button pressed
Bước đầu tiên chúng ta khai báo chân cho các đối tượng (carRed, carYellow, carGreen) là đèn báo dành cho phương tiện xe, khai báo nút nhấn (button), (pedRed, pedGreen) phương tiện dành cho người đi bộ.
Chú ý: Nút nhấn là một thiết bị đầu vào nên khi khai báo
pinMode(button, INPUT) nhớ khai báo là INPUT.
int crossTime =5000; //thời gian cho người đi bộ qua đường là 5s
unsigned long changeTime;//thời gian kể từ khi nhấn nút
Kiểu unsigned long là kiểu số nguyên nằm trong khoảng từ 0 đến 4,294,967,295 (0 đến 232 – 1). Mỗi biến mang kiểu dữ liệu này chiếm 4 byte bộ nhớ.
void loop() {
int state = digitalRead(button);
//check if button is pressed and it is over 5 seconds since last button press
if(state == HIGH && (millis() - changeTime)> 5000){
//call the function to change the lights
changeLights();
}
}
Tiếp theo, trong vòng lặp loop() kiểm tra xem nút bấm có được nhấn không, nếu điều kiện là đúng thì hàm
changeLight() thực hiện.
Một số kiểu dữ liệu thường gặp
Kiểu | Độ rộng bit | Dãy giá trị |
boolean | 1 byte | 0 ~ 1 (Đúng hoặc Sai) |
char | 1 byte | -128 ~ 127 |
unsigned char | 1 byte | 0 ~ 255 |
int | 2 byte | -32768 ~ 32768 |
unsigned int | 2 byte | 0 ~ 65,535 |
long | 4 byte | -2,147,483,647 ~ 2,147,483,647 |
unsigned long | 4 byte | 0 ~ 4,294,967,295 |
float | 4 byte | -34028235E38 ~ 34028235E38 |
double | 4 byte | -34028235E38 ~ 34028235E38 |
Toán tử Logic
- && (Logic và)
- || (Logic hoặc)
- ! (Logic phủ định)
Nguyên lý hoạt động của các linh kiện
Nút nhấn
Nguyên lý làm việc của nút nhấn rất đơn giản, nó có 2 trạng thái thường đóng (khi ta nhấn vào – LED SÁNG), thường hở (khi thả ra – LED TẮT).
Thông thường có 2 dạng mắc trở theo kiểu kéo xuống và kéo lên. Trong bài viết hôm nay mình giới thiệu với các bạn mắc theo kiểu kéo xuống. Vậy 2 cách này có gì khác nhau, thực sự rất đơn giản khi mắc trở theo kiểu kéo xuống thì trạng thái ban đầu của nút nhấn là “1 – HIGH” và khi nhấn vào “0 – LOW”.
Kết luận
Việc sử dụng Arduino làm hệ thống đèn giao thông là một ứng dụng rất thú vị trong việc hỗ trợ quá trình học tập. Với khóa học lập trình Arduino, học sinh, sinh viên có thể tự thiết kế và lập trình hệ thống đèn giao thông như một dự án thực tế, giúp rèn luyện kỹ năng lập trình và kỹ năng tư duy logic. Đồng thời, việc thực hiện các thí nghiệm với hệ thống đèn giao thông cũng giúp các bạn hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động và quy trình điều khiển của hệ thống đèn giao thông. Ngoài ra, sử dụng Arduino còn giúp giảm thiểu chi phí và đơn giản hóa quy trình thiết kế và lắp ráp.