Trong bài học ngày hôm nay mình và các bạn sẽ đi tìm hiểu cách để điều chỉnh một bóng đèn Led RGB như thế nào và cách trộn màu ra sao?
Các bạn sẽ tìm hiểu thêm cách thức làm việc của 2 hàm mới là
constrain(x, a, b) và random(min, max).
Sơ lược về LED RGB
Có bao giờ các bạn tự hỏi cấu tạo của một con LED RGB là như thế nào?
Ứng của nó để được làm gì?
Thực ra, Led RGB được cấu tạo thành từ 3 con LED đơn được đúc chung lại với nhau, những con LED được sử dụng từ những bài trước nhé.
Vì sao chúng lại đúc chung lại với nhau?
….để thuận tiện cho việc đấu nối và sử dụng.
Có 2 loại RGB: Anode chung và Catode chung.
Từ 3 màu chủ đạo là Red, Blue, Green các bạn có thể thay đổi các giá trị với nhau thông qua hàm analogWrite() để có những màu mà các bạn muốn.
Các bạn cũng có thể cấu hình các màu sắc bằng gán các giá trị thông qua bảng bên dưới.
Red | Green | Blue | Colour |
255 | 0 | 0 | Red |
0 | 255 | 0 | Green |
0 | 0 | 255 | Blue |
255 | 255 | 0 | Yellow |
0 | 255 | 255 | Blueish Green |
255 | 0 | 255 | Purplish Red |
255 | 255 | 255 | While |
Sơ đồ đấu nối
Các linh kiện cần thiết
- Arduino Uno:
- LED RGB:
- Dây cắm Breadboard:
- Điện trở 220R:
Code mẫu
/*
RGB LED
*/
int redPin = 11; // the pin that the red LED is attached to
int greenPin = 10; // the pin that the green LED is attached to
int bluePin = 9; // the pin that the blue LED is attached to
void setup(){
pinMode(redPin, OUTPUT);
pinMode(greenPin, OUTPUT);
pinMode(bluePin, OUTPUT);
}
void loop(){
// call the function to change the colors of LED randomly.
colorRGB(random(0,255),random(0,255),random(0,255)); //R:0-255 G:0-255 B:0-255
delay(1000);
}
void colorRGB(int red, int green, int blue){
analogWrite(redPin,constrain(red,0,255));
analogWrite(greenPin,constrain(green,0,255));
analogWrite(bluePin,constrain(blue,0,255));
}
Giải thích code
Bước đầu tiên như mọi khi chúng ta đi vào khai báo các chân cho từng led.
int redPin = 11; // the pin that the red LED is attached to
int greenPin = 10; // the pin that the green LED is attached to
int bluePin = 9; // the pin that the blue LED is attached to
Tiếp theo, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một hàm mới là constrain(x, a, b)
Hàm “constrain” có 3 tham số: x, a và b.
Trong đó:
“x”: được hiểu là giá trị không thể thay đổi khi đã được định nghĩa.
“a”: là mức tối thiểu.
“b”: là mức tối đa.
void colorRGB(int red, int green, int blue){
analogWrite(redPin,constrain(red,0,255));
analogWrite(greenPin,constrain(green,0,255));
analogWrite(bluePin,constrain(blue,0,255));
}
Hàm random(min, max)
Trả về một giá trị nguyên ngẫu nhiên trong khoảng giá trị cho trước.
Trong đó:
“min” và “max” là giá trị đầu và cuối của khoảng giá trị mà random() trả về.
Trong trường hợp min không được đưa vào thì nó sẽ hiểu ngầm là giá trị 0.
void loop(){
// call the function to change the colors of LED randomly.
colorRGB(random(0,255),random(0,255),random(0,255)); //R:0-255 G:0-255 B:0-255
delay(1000);
}